Hiểu biết cơ bản về điện toán đám mây

Du nhập vào Việt Nam từ năm 2015, lĩnh vực High tech (AI, IoT, Điện toán đám mây, …) được coi là chìa khóa mang lại lợi thế cạnh tranh, là xu hướng bắt buộc đến năm 2025. Tuy nhiên còn khá nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất của điện toán đám mây là gì và lợi ích của điện toán đám mây mang lại cho doanh nghiệp. 

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về điện toán đám mây và Google Cloud qua đó hy vọng bạn sẽ có thêm hiểu biết lợi ích của điện toán đám mây mang lại. 

Có 5 điểm chính để định nghĩa một dịch vụ đang cung cấp public Cloud, chúng ta cùng liệt kê các dịch vụ dưới đây để hiểu biết rõ điện toán đám mây là gì ? 

On-demand services – Dịch vụ theo yêu cầu

Khi người dùng muốn sử dụng dịch vụ nào đấy thì người dùng chỉ cần gửi thông báo lên hệ thống yêu cầu sử dụng dịch vụ này và không cần người khác hoặc bên thứ ba cung cấp cho người dùng mà ngay sau khi yêu cầu sử dụng thì các dịch vụ đấy sẽ được duyệt và cấp cho người dùng sử dụng 

Broad network access – Mạng truy cập rộng rãi 

Ví dụ hệ thống data center nằm trong vị trí của các nhà cung cấp điện toán đám mây khác thì việc người dùng có thể truy cập vào hệ thống này và khả năng để người dùng có thể truy cập vào hệ thống này ở bất kỳ đâu rất là quan trọng chính vì thế đây cũng là một trong tiêu chi của Cloud Computing – điện toán đám mây là cho phép người dùng truy cập vào hệ thống ở bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối Internet. 

Resource Pooling – Hệ thống riêng biệt 

Tất cả hệ thống máy móc của mình đều nằm trong một cụm với hệ thống máy móc khác, nó nằm chung trong một data center của nhà cung cấp Cloud. Ví dụ trong data center của Google thì sẽ có 1 cụm rất nhiều máy móc phần cứng vật lý thì các hệ thống này sẽ được chia cho người dùng sử dụng máy móc khác nhau vào các mục đích khác nhau cho các công ty của chính họ mà không ảnh hưởng đến các người dùng khác. 

Rapid elasticity – Linh hoạt sử dụng 

Tùy vào nhu cầu sử dụng hệ thống của doanh nghiệp, bạn có thể yêu cầu sử dụng thêm để phù hợp với hệ thống hoặc bạn có thể thông báo với Google Cloud  cắt giảm một phần đã đăng ký sử dụng vì không sử dụng hết. Tất cả mọi thứ đều linh hoạt khi khách hàng sử dụng Google Cloud. 

Measured Service – Dịch vụ đo lường

Khác với nhà cung cấp Cloud trong nước hiện nay, các public Cloud trên thế giới hiện nay chỉ tính chi phí cho việc mình đã sử dụng thay vì việc bạn phải thuê một cụm cứng từ trước và trả tiền trước khi sử dụng dịch vụ ví dụ bạn sẽ mất 500 nghìn VNĐ cho việc thuê 2 CPU và Ram 16 GB . Trên Google Cloud có sự khác biệt, Google Cloud sẽ chia bất kỳ dịch vụ nào bạn sử dụng thành từng API nhỏ, chia phí sử dụng thành từng phần nhỏ, từng giây và chỉ tính phí cho những gì mình đã sử dụng mà không cần xin cấp trước một dịch vụ nào bạn không sử dụng cả. 

Physical – Thay thế hệ thống vật lý của mỗi doanh nghiệp 

Ban đầu, tất cả hệ thống được hình thành từ việc xây dựng server và tự quản lý server sau đó có nhà cung cấp bắt đầu bằng việc xây dựng data center để nhiều công ty có thể sử dụng với mỗi nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp. Việc xây dựng và quản lý data center tốn rất nhiều chi phí từ chi phí mua các phần cứng, chi phí vận hành, chi phí bảo trì hệ thống và một data center vận hành rất nhiều nhân lực. Chính vì thế giải pháp một công ty xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu vật lý để nhiều công ty khác có thể sử dụng và thuê một phần data center và tự cấu hình hệ thống network của mình.  

Virtualized – Giải pháp ảo hóa 

Từ một Data center chung sẽ được ảo hóa thành các máy ảo nhỏ không liên quan đến nhau để có thể cung cấp cho nhiều người dùng khác nhau. Hiện tại các nhà cung cấp public Cloud trong nước và thế giới đều áp dụng cách này để hỗ trợ khách hàng sử dụng Cloud hiệu quả.  

Serverless – Không máy chủ 

 Nhận thấy nhiều khó khăn trong việc ảo hóa máy ảo, cấu hình và dựng hệ thống thì cần khá nhiều thời gian và nhân lực từ phía khách hàng để có thể thực hiện thiết kế hệ thống cho việc triển khai ứng dụng. Chính vì thế, Google hướng đến việc chuyển hẳn kiến trúc hoàn toàn phụ thuộc vào việc ứng dụng Container để có thể tự động hóa cũng như deploy ứng dụng để khách hàng không cần thiết có quá nhiều kỹ năng và nhân lực trong việc quản lý hệ thống. 

Để hiểu rõ hơn về Google Cloud, sản phẩm và dịch vụ để giải quyết vấn đề doanh nghiệp, tham khảo ngay chương trình đào tạo Google Cloud Training và tìm hiểu về các giải pháp Google Cloud cho doanh nghiệp tại đây.

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *